Ngày 29/4, những công đoạn cuối của việc lắp pháo hoa được Công ty TNHH Một thành viên hóa chất 21 (Bộ Quốc phòng) phối hợp với các chuyên gia kỹ thuật của nhà thầu phụ Ruggieri (Pháp) thực hiện tại các vị trí của tòa nhà Bitexco – tòa nhà cao nhất TP.HCM. Giàn pháo hoa được bắn kết hợp với dàn âm nhạc và hệ thống đèn chiếu.
Giàn pháo hoa sẵn sàng để trình diễn trong đêm 30/4.
Khu vực chính lắp đặt pháo hoa là sân đỗ trực thăng của tòa nhà này, ở tầng 52, cách mặt đất 191 m.
Hệ thống âm thanh được bố trí tại hai khu vực: Khu dọc đường Tôn Đức Thắng với 8 hệ thống loa, có điểm đầu tại vòng xoay Trần Hưng Đạo, kết thúc tại cầu Khánh Hội, và khu vực chợ Bến Thành với 5 hệ thống loa đặt tại vòng xoay Quách Thị Trang. Để có vị trí tốt nhất để thưởng thức pháo hoa thì người dân nên chọn khu vực quận 2 giữa hầm Thủ Thiêm và cầu Thủ Thiêm, Đại lộ Mai Chí Thọ, đoạn gần bờ sông Sài Gòn.
Ngoài ra, các khu vực khác như Quảng trường Quách Thị Trang trước cổng chợ Bến Thành (quận 1), khu vực cầu Calmet giữa quận 1 và quận 4 cũng là những vị trí tốt để xem màn trình diễn. Các tuyến đường xung quanh tòa nhà Bitexco như Ngô Đức Kế - Hồ Tùng Mậu – Hải Triều sẽ không được phép đậu xe từ ngày 22/4 đến hết thời gian bắn pháo hoa. Tổng cộng sẽ có 2024 giàn pháo hoa nghệ thuật được lắp đặt cho đêm diễn.
Cùng với Bitexco, TP.HCM còn 6 điểm bắn pháo hoa khác để mừng dịp lễ 30/4.
Thời gian bắt pháo hoa cũng theo đổi so với dự kiến, điều chỉnh thành 21 giờ 45 thay vì 22 giờ ngày 30/4.
Bên cạnh điểm bắn tại tòa nhà Bitexco, TP.HCM còn 6 điểm bắn pháo hoa khác, trong đó có 2 điểm bắn tầm cao là Công viên Văn hóa - Lịch sử dân tộc (quận 9), khu tưởng niệm Liệt sĩ Ngã Ba Giồng (huyện Hóc Môn).
Bốn điểm bắn tầm thấp gồm công viên Đầm Sen (quận 11), khu Di tích lịch sử Láng Le - Bàu Cò (huyện Bình Chánh), đền Bến Dược (huyện Củ Chi) và sân bóng đá Cần Giờ (huyện Cần Giờ).
0 Response to "Gấp rút lắp đặt giàn pháo hoa trên tòa nhà cao nhất Sài Gòn"
Post a Comment